4 HÀNH ĐỘNG NẮM BẮT CƠ HỘI THÀNH CÔNG
Tôi mong muốn bạn rèn luyện kỹ năng tìm thấy đội của mình “làm thế nào để người giỏi hơn mình, làm việc được với mình, họ ở lại cùng chiến đấu bên cạnh mình, sẵn sàng vì mình nỗ lực và cố gắng”. Giống như việc tôi tìm thấy người thầy của tôi...Như bài viết trước tôi có đề cập đến một điều: “Rất nhiều cơ hội xuất hiện, nhưng ít người dám nghĩ tới nó hay dám bắt lấy nó”. Bởi vì sao? Bởi vì các bạn luôn lựa chọn cho mình những cơ hội an toàn và bạn cho rằng đó là cơ hội của bạn. Nhưng đối với tôi, tôi phải rời khỏi vùng an toàn của mình để trãi nghiệm những điều mới, hướng đến những mục tiêu thậm chí vượt quá khả năng của mình thì đó mới thưc sự là cơ hội để tôi phát triển. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ với bạn về “3 hành động tạo nên động lực giúp bạn nắm bắt được cơ hội thành công”.
Người sáng lập ra VinaGame tức chủ tịch của VNG ngày nay, anh ấy từng chia sẻ rằng trong suốt chặn đường anh ấy thay đổi công việc, anh ấy chưa bao giờ nhận được thu nhập cao hơn mức hiện tại. Tôi hỏi anh ấy tại sao vậy ? Anh ấy chia sẻ rằng vì niềm mơ ước của anh ấy là tạo dựng nên một doanh nghiệp lớn mạnh, anh ấy phải hiểu nhiều lĩnh vực trong một doanh nghiệp, vì vậy anh ấy phải chấp nhận một mức lương thấp hơn để được rèn luyện trong lĩnh vực ấy, và khi anh ấy thăng tiến với mức lương cao hơn thì anh ấy chuyển sang một lĩnh vực khác để tiếp tục học hỏi. Điều đầu tiên tôi muôn chia sẻ với các bạn đó là “Dám đón nhận cơ hội học hỏi”. Khi bạn chuyển sang một công việc mới, một thử thách mới, bạn sẽ gặp rất nhiều trăn trở: liệu tôi có mất mát tiền bạc đầu tư hay không?, liệu tôi có năng lực trong lĩnh vực này hay không?... và rất nhiều những lý do xung quanh, bạn bè, gia đình cản trở bạn và không muốn cho bạn tham gia vì họ lo cho bạn thất bại. Nhưng nếu bạn mãi ở vùng điều kiện an toàn, bạn chắc chắn không bao giờ lớn mạnh được.
Điềm thứ 2 rất quan trọng, đó là một kỹ năng đặc biệt mà bạn phải ghi nhớ rèn luyện, vì nếu thiếu nó bạn sẽ không thành công được “Kỹ năng tìm thấy đội và phát triển đội của mình”. Khi bạn giàu có hay thành công, người ta luôn đi tìm kiếm bạn, nhưng những lúc hàn vi thì có ai san sẻ cùng với bạn không? Trong gian nan, hoạn nạn, những ai là người giúp đỡ bạn vậy? Ai là người sẵn sàng ở bên cạnh, cùng bạn không ngại chiến đấu với sóng gió? Bạn hãy thực sự tỉnh táo để nhìn thấy đội của mình nhé, sẽ không dễ dàng nhìn thấy đội của bạn nếu như bạn mãi lo chiến đấu và quên mất tìm ra đội của bạn; khi ấy, bạn hãy lùi lại 1 bước chân, nhìn vào bức tranh toàn cảnh để xem xét nhé.
Thành công là một cuộc chiến dài nhiều tập mà bạn phải mất từ 5 năm đến 10 năm để chuẩn bị. Nếu bạn nhìn thấy ai đó thành công trong thời gian ngắn thị thật ra họ đã có sự chuẩn bị trong thời gian dài trước đó mà bạn không nhìn thấy, hoặc thành công đó là một thành công thiếu sự bền vững và mang nhiều may rủi. Rất nhiều người chúng ta khi thất bại, chúng ta chán nản và buông xuôi nhưng thật ra chúng ta đã thành công rất lớn trên một đoạn đường: chúng ta đang có một đội hình mạnh trong tay và điều còn lại là chúng ta phải gầy dựng lại một hiệp đánh kế tiếp. Nếu chúng ta không tỉnh táo nhìn thấy điều này, thất bại sẽ lại tiếp tục.
Tôi mong muốn bạn rèn luyện kỹ năng tìm thấy đội của mình “làm thế nào để người giỏi hơn mình, làm việc được với mình, họ ở lại cùng chiến đấu bên cạnh mình, sẵn sàng vì mình nỗ lực và cố gắng”. Giống như việc tôi tìm thấy người thầy của tôi. Tôi tin là người sẽ dẫn dắt tôi đi đến thành công, tôi tin thầy tôi đã giúp cho người người khác thành công và tôi tin là có con đường thành công mà người ấy dẫn dắt tôi đi theo. Nếu chẳng may sau khởi nghiệp, bạn thất bại mà không tìm thấy đội của mình thì đây là lỗi tại ai ? Trong một thời gian dài làm việc mà bạn chẳng có một mối quan hệ nào thì đó là lỗi của ai? Tôi khẳng định là chỉ có tại mình thôi các bạn nhé.
Hành động thứ 3 tôi muốn nói với bạn đó là: “hãy tìm thấy đam mê của bạn”. Tôi thấy có rất nhiều sách báo nói về các bước để tìm ra đam mê của mình. Các bạn đều có thể tham khảo. Nhưng chẳng may dùng đủ mọi cách mà bạn vẫn chưa tìm thấy đam mê của mình thì sao? Như bài viết “4 đặc điểm nhận diện cơ hội” tôi đã có đề cập đến: Nếu bạn đủ dũng khí, đủ can đảm, đủ chấp nhận hy sinh và tổn thất để rèn luyện trong lĩnh vực ấy 10.000 giờ thì bạn có tài năng trong lĩnh vực ấy. Người thành công không phải vì họ đã làm thành công một việc lớn, mà họ thành công vì đã hoàn thành từ những việc rất nhỏ. Cuộc đời giống như trò chơi puzzle game vậy, bạn phải lật từng mảnh ghép để tìm thấy đam mê của mình, bạn không bao giờ ngồi trong phòng khoá trái cửa, bật đèn ngủ rồi bảo là: ngày mai em sẽ tìm thấy đam mê của mình. Bạn phải lăng xả vào công việc, bạn làm 4 hay 5 việc có khi tới việc thứ 6 bạn mới tìm ra đam mê của mình. Chỉ khi bạn làm, bạn hiểu về lĩnh vực nào đó, bạn quen với nó thì đam mê mới xuất hiện.
Hành động thứ 4 tôi muốn nói với bạn đó là: “rèn luyện tư duy tích cực để trở nên sáng tạo trong khó khăn”. Trong một quyển sách nổi tiếng của Cố chủ tịch Huyndai – Chung ju-yung có viết: “tư duy tích cực thì trời có sập cũng có lỗ mà chui ra”. Cuộc sống vốn không bao giờ bằng phẳng, nếu như bạn không vượt qua được những khó khăn và sóng gió thì bạn sẽ không trưởng thành lên được. Và cách nào để giúp bạn vượt qua khó khăn đó mới thực sự quan trọng, có người thì chạy trốn khỏi nó, có người thì phải đối mặt với nó và giải quyết nó. Khi bạn đối mặt với điều làm bạn buồn phiền hay lo sợ, tích cực là công cụ duy nhất giúp bạn thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tốt nhất và lạc quan nhất, cuối cùng là quá trình sáng tạo sẽ diễn ra, bạn sẽ không phải bỏ trốn, bạn buộc phải sáng tạo để tìm đến cách nhìn mới, cảm xúc mới, giải pháp mới, làm ra cánh cửa mới với màu sắc khác lạ và sống động hơn. Đâu đó trong công cuộc chiến loại bỏ tiêu cực và tìm đến tích cực, sáng tạo diễn ra và dẫn dắt bạn tìm thấy những cơ hội.
Nếu như các bạn tìm thấy những hành động nào khác giúp bạn nắm bắt được cơ hội thành công, các bạn hãy chia sẻ cùng tôi nhé. Lưu ý rằng những cơ hội tôi đề cập là “ cơ hội thành công” nhé.
Chúc các bạn thành công và may mắn.
Ngày 27/11/2017
Tracy INMS